Sài Gòn ngày xưa, những ngày cuối năm khu vực đó thật rộn ràng, nam thanh nữ tú đưa nhau đi bát phố, vào thương xá mua quà tặng, ngồi cà phê nhìn chiều xuống chậm, đợi đèn đường bật lên sáng bừng hàng me xanh, sau đó dẫn người yêu vào rạp coi phim. Những bộ phim chọn lọc, nhớ đời. Bây giờ thú rong chơi cuối năm ấy đâu còn nữa, những quán cà phê, rạp chiếu phim ấy đã mất dấu, chỉ còn hiện ra trong hồi tưởng cuối năm thôi.
Xa hơn một chút, góc Pasteur – Lê Lợi có rạp xi nê Casino Sài Gòn, một rạp hạng B nhưng bọn trẻ yêu nhau rất thích, thường ngồi ở cánh gà A hoặc B trên lầu khá tình tứ, lãng mạn. Bây giờ rạp này mất tăm, chỗ ấy người ta đang xây dựng công trình gì đó rất hoành tráng. Tôi nhớ nhất (và nhiều người cùng thời với tôi chắc cũng vậy) con hẻm sát bên rạp Casino dẫn vào khu ăn uống với đủ các món 3 miền. Thanh niên nam nữ đi từng nhóm, các cặp tình nhân thường vào đây. Bún chả, bánh tôm, phở… thứ gì cũng có, giá cả phù hợp túi tiền học sinh, sinh viên. Tôi có quá nhiều kỷ niệm về con hẻm này. Một thời đã qua, tái hiện như giấc mơ. Thoáng chốc đã là quá khứ, đã là ngày xưa… Ai còn ai mất, ai vẫn ở Sài Gòn, ai xa cách mấy phương trời còn ngồi nhớ?
Người ở Sài Gòn trước đây hầu như ai cũng biết 3 thương xá lớn nằm ngay trung tâm Q.1, cũng có nghĩa trung tâm Sài Gòn: Thương xá Eden góc đường Đồng Khởi – Lê Lợi, ngoài những quầy bán mặt hàng tiêu dùng sang trọng còn có cả rạp chiếu phim Eden, ngày đó là một trong những rạp chiếu phim bậc nhất của Sài Gòn. Ngoài mặt tiền Eden, ngay góc đường là quán cà phê sang trọng, nổi tiếng theo phong cách Pháp, nơi báo giới đến nắm bắt tin tức, quán Givral. Thương xá Eden, rạp chiếu phim Eden và quán cà phê Givral nay cũng đã biến mất.
Ở góc Nguyễn Huệ – Lê Lợi, ngay vòng xoay hồ nước là thương xá Tax. Khu thương xá này rộng lớn, bán nhiều mặt hàng tiêu dùng: kim khí điện máy, vải vóc, vàng… Ở khu tứ giác Lê Lợi – Công Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa) – Trương Công Định – Lê Thánh Tôn là thương xá Cystal Palace, cao mấy tầng lầu. Ở tầng 1 tôi còn nhớ có quầy nhạc Phạm Mạnh Cương, quầy sách Tuổi Ngọc của Duyên Anh, dưới trệt là quầy nhạc Minh Phát, bên kia là quán cà phê Kim Sơn, nhà hàng Thanh Thế nổi tiếng vì giới văn nghệ sĩ thường la cà ở đó. Đặc biệt ngay góc Lê Lợi – Trương Định có quầy sách báo rất hoành tráng của cô Nga, đám văn nghệ sĩ thường gọi là Nga ốm, vì cô nhỏ con, rất gầy và… móm. Nhưng cô chủ quầy thật dễ thương, sẵn sàng cho mấy anh nhà thơ nhà văn nghèo tới đọc cọp sách báo, thậm chí cho mượn tiền uống cà phê mà ít đòi. Người thường xuyên có mặt ở đây là nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn.
Advertisement
Bây giờ hầu như tất cả chỉ còn trong trí nhớ.
Những hình ảnh Sài Gòn ngày xưa rất ý nghĩa và đẹp, mời các bạn xem qua nhé.
Góc Hai BàTrưng – Hiền Vương (Võ Thị Sáu) – 1968
Quảng cáo xuất hiện khắp nơi
Áo dào trắng xuất hiện khắp mọi nẻo đường SG
Một bãi giữ xe chật kín chỗ tại khu vực trung tâm thành phố
Bán cơm trưa cạnh dãy kiosque trên Đại Lộ Nguyễn Huệ 1966
Món ăn “chơi” thịnh hành của dân SG từ xưa đến nay: Bò bía
Bùng binh chợ Bến Thành
Cây xăng ở góc Phan Thanh Giản – Lê Văn Duyệt – 1968
Chợ Cũ trên Đại lộ Hàm Nghi
Chợ Bến Thành
Chợ Lớn 1965 – góc Đồng Khánh – Phù Đổng Thiên Vương
City Hall – Tòa Đô Chánh 1968
Cảnh sát giao thông
Xe lam chạy lên Chợ Lớn
Đường Đinh Tiên Hoàng, bên trái là ĐH Canh Nông, bên phải là Đài Truyền Hình
Đường Phan Châu Trinh, phía bên trái chợ Bến Thành
Đường Tự Do
Các em bé SG thật hồn nhiên và dễ thương trong cuộc sống tạm bợ, vất vả giữa cuộc chiến
Góc đường Lê Lợi – Phan Bội Châu (bên hông Chợ Bến Thành) – 1964
Góc đường Tự Do – Thái Lập Thành (nay là Đồng Khởi – Đông Du) – 1974
Hội trường diên hồng, trụ sở Thượng Nghị Viện
Kênh Nhiêu Lộc – trên cầu Công Lý nhìn về phía cầu Trương Minh Giảng, toà nhà cao là ĐH Vạn Hạnh
Kiến trúc bên hông chợ Bình Tây
Góc đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ
Mưa Sài Gòn – đường Tự Do
Ngã tư Trần Hưng Đạo – Phát Diệm, nay là Trần Đình Xu
Ngã tư Hồng Thập Tự – Pasteur – 1966 -72
Xe xích lô có mặt khắp nơi
Chợ trời
Saigon 1966 Edit
Quang cảnh SG nhìn từ khách sạn Metropole
Rạp Casino Dakao, Đinh Tiên Hoàng 67-68
Cảng SG 1965
Saigon đã lên đèn
Đường lên sân bay Tân Sơn Nhất
Quán bar khá nổi thời SG xưa: Nữu Ước, nằm trên đường Hai Bà Trưng
Đường Tự Do 1972
Khu vực bùng binh gần Thương xá Tax
Bãi đậu xe phía sau Quốc Hội 1969
Công trường Lam Sơn
Saigon 1968 – Đường Nguyễn Thiệp
Đường Nguyễn Văn Thinh 1967, nay là Mạc Thị Bưởi
Xe lam SG xưa
Rạp chiếu phim Rex
Tòa nhà Quốc Tế, đường Nguyễn Huệ 1969
Đường Hai Bà Trưng 68-69
Rạp hát Hưng Đạo, chuyên diễn cải lương
SG về đêm
Nhà hàng nổi tiếng Maxim, đường Tự Do
Ngân hàng quốc gia VN
SG ngập nước, năm 1960 (góc Lê Lợi – Pasteur, nhìn về phía Chợ BT)
Ảnh chụp chiếc xe lam chật ních hàng hóa và hành khách đang cố chạy lên mặt đường
Đường Tự Do
Trên đường Tự Do, gần góc đường Gia Long. Nhà tường vàng là bộ kinh tế VNCH.
Góc Trần Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão
Xe Velo Solex được sử dụng rộng rãi
Các bác tài xế xích lô máy
Phương tiện đi lại thịnh hành là xe vespa
SG Quân cảnh điều khiển giao thông
Nữ sinh SG thời xưa trong đồng phục áo dài trắng truyền thống
SG 1970
Sạp báo với chủ nhân nằm dài đánh một giấc ngủ trưa
Sân Phan Đình Phùng, hình chụp góc Công Lý – Trần Quý Cáp
Advertisement