Xua

KHÁM PHÁ SÀI GÒN NĂM 1968 – 1969: HÌNH ẢNH VÀ CHUYỆN XƯA

Sài Gòn 1968-1969

chứng kiến những biến động sâu sắc, mặc dù an ninh được thắt chặt với sự xuất hiện của hàng rào thép gai và các điểm kiểm soát, nhịp sống đô thị vẫn không ngừng diễn ra sôi động. Những bức ảnh quý giá của Sài Gòn 1968-1969 ghi lại chân thực cuộc sống hàng ngày và các biến cố lịch sử của thành phố trong giai đoạn đầy thử thách này, mang đến cái nhìn sâu sắc về một Sài Gòn đang thay đổi và hồi sinh.

SÀI GÒN 1968 – 1969 SAU TẾT MẬU THÂN

Sau sự kiện Tết Mậu Thân 1968, an ninh tại Sài Gòn được thắt chặt hơn, với việc dựng lên nhiều hàng rào thép gai và các trạm kiểm soát quân sự khắp nơi. Tuy vậy, điều này không làm giảm đi nhịp sống năng động của thành phố. Điều này được minh chứng qua loạt ảnh do Brian Wickham, một nhân viên chính phủ Mỹ, chụp tại Sài Gòn từ cuối năm 1968 đến giữa năm 1969. Những bức ảnh này đã được tác giả công khai chia sẻ trên tài khoản Picassa cá nhân của mình.

Bộ ảnh này được chụp bằng cuộn phim có độ ISO khá cao, dẫn đến hiện tượng nhiễu hạt trong ảnh. Tuy nhiên, nhờ việc sử dụng khẩu độ nhỏ, từng chi tiết trong quang cảnh Sài Gòn xưa đều được tái hiện rõ nét, không bị nhòe mờ như nhiều bức ảnh khác chụp Sài Gòn trước 1975 bởi các nhân viên quân sự Mỹ, đa phần đều là những nhiếp ảnh gia không chuyên.

BỘ ẢNH TOÀN CẢNH SÀI GÒN 1968 – 1969

Từ năm 1964, đường Ngô Đình Khôi đổi tên thành Đại lộ Cách Mạng 1 Tháng 11, tương  ứng với đường Nguyễn Văn Trỗi ngày nay
Từ năm 1964, đường Ngô Đình Khôi đổi tên thành Đại lộ Cách Mạng 1 Tháng 11, tương ứng với đường Nguyễn Văn Trỗi ngày nay
Advertisement
Đại lộ Cách Mạng 1 Tháng 11 gần ngã tư với đường Trương Tấn Bửu ở Phú Nhuận, tỉnh Gia Định
Đại lộ Cách Mạng 1 Tháng 11 gần ngã tư với đường Trương Tấn Bửu ở Phú Nhuận, tỉnh Gia Định

Một chiếc Traction đậu trên đường Phạm Ngũ Lão, phía xa là sở Hỏa Xa
Một chiếc Traction đậu trên đường Phạm Ngũ Lão, phía xa là sở Hỏa Xa
Đường Phạm Ngũ Lão
Đường Phạm Ngũ Lão

Một số bức ảnh đặc trưng của năm 1968 cho thấy sự thắt chặt an ninh ở Sài Gòn sau Tết Mậu Thân, với hàng rào kẽm gai được dựng lên dày đặc trên nhiều tuyến đường, phản ánh tình hình căng thẳng của thành phố trong thời kỳ này.

Cholon PX trên đường Nguyễn Tri Phương. PX là Post Exchange, cửa hàng bán đồ têu dùng hậu cần cho quân đội Mỹ
Cholon PX trên đường Nguyễn Tri Phương. PX là Post Exchange, cửa hàng bán đồ têu dùng hậu cần cho quân đội Mỹ

Các hình ảnh về đại lộ Lê Lợi:

Đại lộ Lê Lợi hướng về chợ Sài Gòn. Bên phải là nhà hàng Kim Sơn – nơi gặp gỡ của giới nghệ sĩ
Đại lộ Lê Lợi hướng về chợ Sài Gòn. Bên phải là nhà hàng Kim Sơn – nơi gặp gỡ của giới nghệ sĩ
Bùng binh Bồn Kèn, bên phải là thương xá TAX
Bùng binh Bồn Kèn, bên phải là thương xá TAX

Một số hình ảnh về các quầy hàng rong và hàng ăn vỉa hè:

 

 

Một số hình ảnh từ Thảo Cầm Viên:

Một số bức ảnh chụp trước trụ sở Hạ Nghị Viện, ghi lại cảnh tượng và hoạt động xung quanh khu vực này.

Hình ảnh nhà ga xe lửa Sài Gòn xưa, hiện tại đã trở thành khu vực của công viên 23/9:

Một vài hình ảnh về Bến Bạch Đằng, sông Sài Gòn và phà Thủ Thiêm:

Trong thời kỳ bất ổn, nhiều người từ các vùng quê di cư lên Sài Gòn để tránh chiến tranh, tạo ra những khu vực tạm bợ và mất trật tự ngay giữa trung tâm thành phố.

Advertisement

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *