Giáng sinh ở Sài Gòn là một trong những dịp lễ cuối năm vô cùng quan trọng của người dân Sài Thành từ xưa đến nay và đây cũng là ngày đặc biệt của các tín đồ Thiên Chúa giáo hay Công giáo mong chờ nhất trong năm. Mùa giáng sinh thường diễn ra vào cuối tháng 12 khi thời tiết Sài Gòn bắt đầu se lạnh, các con đường lớn và nhà thờ được trang trí đầy màu sắc đã tạo nên không khí nhộn nhịp khó tả tại mảnh đất Sài Gòn xưa vào những năm 1970. Để biết thêm nhiều thông tin về những mùa Noel ở Sài Gòn những thế kỷ trước diễn ra như thế nào thì hãy cùng Đỡ Buồn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
MÙA GIÁNG SINH Ở SÀI GÒN XƯA – ẤM LÒNG NGƯỜI ĐI XA NHỚ
Từ những năm 1970, giáng sinh đã trở thành một ngày lễ hội cuối năm của tất cả mọi người dù thuộc tôn giáo nào thì người dân Sài Gòn vẫn rất nô nức khi đón mừng ngày lễ hội đặc biệt này. Giáng sinh ở đâu cũng sẽ được trang trí một cách lung linh nhưng ở Sài Gòn độ hoành tráng còn ở “gấp bội”. Mỗi gia đình sẽ cùng nhau trang trí những cây thông và chuẩn bị những phần quà nhỏ để dành tặng người thân yêu của mình.
Khi ra đường vào những ngày giữa tháng 12, đất Sài Thành xưa ngập tràn trong ánh đèn đầy màu sắc cùng giai điệu nhạc Noel được bật vang ở khắp mọi con đường, ngõ hẻm một cách rộn ràng. Trẻ em thì náo nức còn người lớn thì nôn nao xen lẫn những cảm xúc hân hoan khó tả trong cái sự se lạnh của Sài Gòn vào những ngày lập Đông.
Tại Sài Gòn xưa, mỗi mùa giáng sinh đến đều báo hiệu cho sự kết thúc của năm cũ và chào đón năm mới. Người người nhà nhà cùng nhau quây quần bên mâm cơm ấm cúng hay chỉ đơn giản là cùng nhau dạo chơi tại các nhà thờ hay những con đường Xóm Đạo (Gò Vấp) đã ăn sâu vào nếp văn hoá và suy nghĩ của mọi thế hệ người dân nơi đây.
Không khí của giáng sinh bao trùm lên hết thành phố, những bài hát về đêm noel với lời hát tiếng tây, tiếng ta được bật liên hồi và thay phiên nhau. Những cây thông giả cao vút được trang trí thêm các hoạ tiết như quả bóng hay bông tuyết cùng với những hang đá được làm giả bằng giấy bạc được phủ sơn mô phỏng cho nơi chúa Jesus chào đời là những hình ảnh quen thuộc vẫn được người Sài Gòn gìn giữ và duy trì cho đến tận ngày nay.
Ngày giáng sinh sẽ diễn ra vào tối ngày 24 cho đến rạng sáng ngày 25/12 hàng năm. Tuy nhiên, người dân Sài Gòn và các tỉnh thành khác thường đi chơi vào đêm 24 để tận hưởng trọn vẹn không khí của ngày lễ hội này. Những tuyến đường lớn nhỏ với dòng người đông đúc với “bộ cánh” lộng lẫy chắc hẳn là đã không còn quá xa lạ vào những mùa noel Sài Gòn xưa.
NGẮM NHÌN HỒI ỨC NOEL MỘT THỜI TRÊN VÙNG ĐẤT SÀI GÒN XƯA CŨ
Hãy cùng Đỡ Buồn ngắm nhìn những khung ảnh đầy hồi ức về một mùa giáng sinh nhộn nhịp tại đất Sài Gòn xưa qua những bức ảnh được chụp lại phía bên dưới. Để cảm nhận hết được sự hào nhoáng và “chịu chơi” của người dân Sài Gòn trong những năm tháng trước.
Dọc vỉa hè con đường Bonard hay còn được biết đến với cái tên khác là đường Lê Lợi, những bức thiếp chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới dương lịch đầy màu sắc cùng lớp nhũ kim tuyến lấp lánh, sặc sỡ được bày bán tràn lan từ vỉa hè cho đến những sạp hàng lớn nhỏ. Ai nấy đi qua con đường này cũng bị những tấm thiệp đặc biệt này “hớp hồn”.
Ở Sài Gòn thời bấy giờ, có nguyên dãy chợ chỉ bán tập trung những món đồ trang trí giáng sinh, cứ mỗi mùa giáng sinh đến là nơi đây nhộn nhịp tiếng cười nói và tiếng động cơ xe cả ngày lẫn đêm.
Ngoài ra, khi mùa giáng sinh về thì nghề vẽ và trang trí giáng sinh cũng được các cửa hàng và nhà hàng vô cùng ưa chuộng và ưu tiên nhất. Do việc “tân trang” lại cửa hàng và nhà hàng vào những dịp noel sẽ giúp những địa điểm này đánh trúng tâm lý và thu hút được lượng khách áp đảo hơn so với những nơi không trang trí khác.
Ngày nay, giáng sinh vẫn là lễ hội mà mọi người dân Sài Gòn mong chờ nhất. Tuy đã có nhiều sự thay đổi và biến tấu lại cho phù hợp với thời cuộc nhưng những hình ảnh về mùa noel xưa vẫn được gìn giữ và tái hiện lại một cách đầy sống động để các thế hệ trẻ có thêm nhiều góc nhìn và cảm nhận được những giá trị văn hoá xưa cũ vẫn còn được duy trì và phát triển.
Kết thúc bài viết ở đây, Đỡ Buồn hy vọng thông qua những thông tin bổ ích được đề cập phía trên, có thể truyền tải hết được vẻ đẹp và những giá trị văn hoá khó phai về những mùa giáng sinh ấm cúng của Sài Gòn ở những năm trước đến với bạn và giúp bạn có thể quý trọng hơn những giá trị lịch sử về địa danh, ẩm thực, văn hoá và con người đáng tự hào của đất nước nói chung và Sài Gòn nói riêng.