Xua

CẦU BÌNH TÂY – CÂY CẦU LỊCH SỬ HƠN 150 NĂM

Cầu Bình Tây

, cây cầu gỗ đầu tiên bắc qua kênh Tàu Hủ, là nhân chứng thầm lặng cho những biến đổi lịch sử của vùng đất này. Được người Pháp xây dựng vào cuối thế kỷ 19, cầu Bình Tây từng kết nối các khu vực sầm uất nhất của Chợ Lớn, trở thành biểu tượng của sự phát triển và giao thương. Qua năm tháng, dù đã có nhiều thay đổi, hình ảnh cầu Bình Tây vẫn gợi nhớ về một thời kỳ hưng thịnh và đầy ắp ký ức của Sài Gòn xưa.

Hơn 150 năm trước, cây cầu Bình Tây nối qua chợ Bình Tây đầu tiên ở Chợ Lớn vẫn còn được làm bằng gỗ. Cầu này bắc qua kênh Tàu Hủ, nối liền đầu đường Bình Tây thuộc Quận 6 với đầu đường Nguyễn Chế Nghĩa ở Quận 8. Những hình ảnh từ thời xa xưa ấy là một phần không thể thiếu trong ký ức về Chợ Lớn cổ.

Những bức ảnh quý giá ghi lại hình ảnh chợ Bình Tây và cây cầu đầu tiên bắc qua chợ vào khoảng năm 1880, được chụp từ bến Bình Đông (Quận 8 ngày nay), nhìn về hướng Chợ Lớn. Chợ trong ảnh tọa lạc tại góc đường Bình Tây và Lê Quang Liêm thời bấy giờ (hiện là góc Bình Tây và Đại lộ Võ Văn Kiệt). Đầu cầu phía trước trong bức hình nằm trên bến Bình Đông, ngay trước đường Nguyễn Chế Nghĩa, Quận 8.

Kinh Tàu Hủ, còn gọi là Rạch Bến Nghé, khi nhìn từ những ngôi nhà ven kinh Vạn Kiếp theo hướng về miền Tây, ta có thể thấy ở phía xa, cách khoảng 1 km, là cây cầu Bình Tây nằm trước Chợ Bình Tây đầu tiên

Advertisement
, tại góc đường Bình Tây và Bến Lê Quang Liêm sau này. Đây là cây cầu gỗ đầu tiên được người Pháp xây dựng tại Sài Gòn – Chợ Lớn, còn trước cả cầu Mống được xây dựng vào năm 1893-1894. Trong bức ảnh này, cây cầu xuất hiện nhỏ bé gần đường chân trời, với hai trụ nhô cao có mái trang trí ở phía trên.

Trong bức ảnh mang tên “The First Bình Tây Market” bằng tiếng Pháp, người chụp đã đứng trên cầu Bình Tây. Dãy phố bên trái hình là đường Bình Tây, mà ngày nay mặt tiền đã thay đổi hoàn toàn. Bên phải hình là một con đường nhỏ và ngắn nằm bên hông chợ, trước năm 1975 có biển tên gắn trên cột điện đầu đường ghi là “Vĩnh Hưng.” Con đường này lúc nào cũng có rào chắn, như thể là khu vực “Không Phận Sự Miễn Vào.” Có thể rằng đường Võ Văn Kiệt ngày nay đã lấn vào sân chợ hoặc thậm chí hơn thế.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HIẾM VỀ CẦU BÌNH TÂY

Nhịp sống xung quanh cầu Bình Tây
Nhịp sống xung quanh cầu Bình Tây

 

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *