Xua

Hình ảnh đẹp đời thường trên đường phố Sài Gòn xưa nhìn từ trên cao

Cùng chiêm ngưỡng lại những khoảnh khắc thật đẹp của đô thành Sài Gòn năm xưa qua những hình ảnh được chụp từ trên cao nhìn xuống. Đây không phải là những tấm “không ảnh” được chụp từ trực thăng, mà được chụp từ các tầng cao của tòa nhà hoặc cầu vượt, ở độ cao vừa đủ để có thể nhìn thấy sự sinh động và nhộn nhịp trên đường phố và nhịp sống đời thường của người Sài Gòn xưa.

Những phương tiện giao thông công cộng mang tính biểu tượng của Sài Gòn cùng xuất hiện trong một khung hình: xích lô, xích lô máy, taxi con bọ

Thấp thoáng áo dài trên lối dành cho người đi bộ ở một đại lộ của Sài Gòn xưa

Những tà áo dài trắng tuyệt đẹp ở ngã 4 Lê Lợi – Nguyễn Huệ năm 1963. Góc dưới bên phải là bùng binh Bồn Kèn. Thời này vẫn còn những xe tải có mui làm bằng tre lợp lá như thấy trong hình

Hàng me xanh trên đường Tự Do, nay là Đồng Khởi

Những hàng me với những hàng cây dầu, sao… đã góp phần làm nên vẻ đẹp của đô thành Sài Gòn bằng những ngả đường rợp bóng từ ngày xưa.

Thuở ấy, những hàng me được người Pháp trồng ở những con đường Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Pasteur, Tự Do, và một vài con đường khác nữa trong phạm vi thành phố Sài Gòn (tập trung ở Quận 1 và 3 bây giờ).

Khung cảnh yên bình trên đường Tự Do với hàng me xanh, ở giữa đoạn Ngô Đức Kế và Hồ Huấn Nghiệp

Advertisement
Khung cảnh nhộn nhịp trên đại lộ Nguyễn Huệ năm 1969 với 2 hàng kiosk bán hàng ở giữa. Phía cuối đường là Bến Bạch Đằng. Hình được chụp trên tầng cao của khách sạn REX. Bìa tay phải là một góc của thương xá TAX

Một góc hình khác của đại lộ Nguyễn Huệ và thương xá TAX. Lúc này bên cạnh kiosk đã có hàng cây xanh mát

Chợ Bến Thành và bùng binh trước chợ nhìn từ trên tòa nhà Sở Hỏa Xa

Đại lộ Trần Hưng Đạo nhìn từ cầu bộ hành trước chợ Bến Thành

Trước chợ Bến Thành cũng đã từng có cầu bộ hành dành cho người đi bộ, giúp tránh khỏi dòng xe cộ đông đúc ở trước chợ. Tuy nhiên ít người biết rằng không chỉ có một, mà có 2 cầu bộ hành bằng sắt. Cây cầu thứ nhất bắc ngang từ chợ qua bùng binh, nơi có tượng Quách Thị Trang và tượng Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa. Cây cầu thứ hai bắc từ bùng binh sang trạm xe buýt trung tâm.

Hai cây cầu nổi này được thiết lập nhằm giúp cho khách bộ hành qua lại chợ Bến Thành an toàn hơn, vì khu vực bùng binh trước chợ xe cộ qua lại nườm nượp từ sáng tới tối.

Đại lộ Trần Hưng Đạo nhìn từ cầu bộ hành trước chợ Bến Thành

Một vài hình ảnh khác ở khu vực trước chợ Bến Thành nhìn từ cầu bộ hành:

Bên phải là đường Lê Lai, bên trái là ga xe lửa cũ (nay là công viên 23/9)

Từ cầu bộ hành nhìn về hướng đường Lê Lai (bên hông ga Sài Gòn)

Trên cầu nhìn về hướng đại lộ Trần Hưng Đạo

\

Khung cảnh đông đúc ngày Tết ở bùng binh, đoạn trước ga Sài Gòn

Rạp Lê Ngọc góc Nguyễn Cư Trinh – Trần Hưng Đạo năm 1965

Từ trên PLAZA BEQ (135 Trần Hưng Đạo) nhìn xuống ngã tư Trần Hưng Đạo – Đề Thám. Dãu nhà mái màu đen hiện nay vẫn còn

Từ trên PLAZA BEQ (135 Trần Hưng Đạo) nhìn xa hơn về phía Trần Hưng Đạo – Nguyễn Cư Trinh, nơi có cây xăng ESSO
Advertisement

Ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu. Bên trái là cây xăng Shell, bên phải là rạp Văn Cầm ngày xưa

Ảnh chụp từ khách sạn President Hotel ở số 727 Trần Hưng Đạo, nhìn xuống đường Trần Hưng Đạo về phía quận 5. Tòa nhà cao bên tay trái chính là Victoria Hotel

Góc hình nổi tiếng của đường Tự Do, bao quanh bởi thương xá EDEN, Continental Palace, Opera House, Caravelle Hotel, phòng thông tin Đô Thành và công trường Lam Sơn. Ngưòei chụp ảnh này đứng trên sân thượng của Caravelle

 

Một vài hình ảnh khác chụp xuống từ trên khách sạn Caravelle:

 

Công trường Lam Sơn nằm ở một vị trí đặc biệt, ngay trung tâm của đô thành, xung quanh là 3 con đường phồn hoa bậc nhất Sài Gòn từ thuở sơ khai là Charner – Bonard – Catinat, sau đó tên đường đổi thành tên Việt là Nguyễn Huệ – Lê Lợi – Tự Do. Bao quanh công trường Lam Sơn là trự sở quốc hội và những trung tâm thương mại, giải trí sầm uất là EDEN, thương xá TAX, REX Cinema… Vì vậy nơi này luôn nhộn nhịp người và xe

Saigon năm 1965, góc chụp từ khách sạn Alfana (góc đường Lê Thánh Tôn – Tự Do) nhìn xuống công viên Chi Lăng nằm trên đường Tự Do. Đây là công viên nằm ở vị trí trung tâm của góc phố xa hoa nhất Sài Gòn, là nơi lý tưởng để người dân trung tâm thành đô nghỉ chân hóng mát khi đi dọc đường Tự Do. Tuy nhiên hiện nay công viên này đã bị thu hẹp còn lại 1 góc rất nhỏ

Khu chợ trời Huỳnh Thúc Kháng nổi tiếng một thời

Một số hình ảnh được chụp từ khách sạn Brinks trên đường Hai Bà Trưng:

Nhà màu trắng bên phải là Ambassador Hotel, đằng trước đó là bãi đậu xe phía sau của Opera House (lúc này là trụ ở Quốc Hội). Phía bên trái hình là trụ sở công ty điện lực nằm trên đường Hai Bà Trưng

Hình ảnh đường Hai Bà Trưng và bãi đậu xe phía sau Opera House. Phía bên trái hình là CEE ngay góc Hai Bà Trưng – Nguyễn Siêu

Đường Hai Bà Trưng nhìn từ trên khách sạn Brinks về phía công trường Mê Linh. Bìa phải là khách sạn Ambassador ở sau lưng Opera House. Góc trái là CEE

Sở điện lực CEE nhìn từ trên khách sạn Brinks. Hai bên CEE là 2 con đường mang tên Nguyễn Siêu – Cao Bá Quát

Đường Hai Bà Trưng, phía trước là Sở Điện Lực với 2 con đường Cao Bá Quát và Nguyễn Siêu ở hai bên

Góc ngã tư lâu đời nhất của Sài Gòn, giao giữa 2 đại lộ Nguyễn Huệ và Lê Lợi, xưa là Chaner và Bonard, 2 con đường xa hoa bậc nhất của Nam Kỳ. Ở giữa là hồ nước bùng binh Bồn Kèn, sau này gọi là Bùng Binh Cây Liễu. Phía bên kia là Thương Xá Tax nhìn ra đại lộ Nguyễn Huệ với dãy kiosque thương mại. Góc ảnh này thể hiện được Sài Gòn đẹp, phồn hoa nhưng cũng thật bình yên

 

Các loại xe trên đường Võ Tánh, nay là một đoạn của đường Nguyễn Trãi (đoạn đi qua quận 1 từ Ngã sáu Phù Đổng đến đường Nguyễn Văn Cừ hiện nay (đường Cộng Hòa cũ)

Nhà thờ Tin Lành góc Trần Hưng Đạo – Đề Thám

Một vài hình ảnh chụp xuống Bến Bằng Đằng từ trên tầng thượng khác sạn Majestic ở đầu đường Tự Do:

Đông Kha – chuyenxua.net

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *