Xua

“Nước mía Viễn Đông” của Sài Gòn xưa và những hình ảnh tòa nhà hãng Viễn Đông góc đường Lê Lợi – Pasteur

Tòa nhà của hãng Viễn Đông nằm ở góc Lê Lợi – Pasteur ở trong các hình Sài Gòn xưa là hình ảnh vô cũng quen thuộc với những ai đã sống ở thành phố này từ trước 1975.

Hãng Viễn Đông (trong bảng hiệu ngày xưa ghi là Viển Đông) chuyên nhập các mặt hàng điện tử, điện khí từ nước ngoài như máy thu thanh, truyền hình… Gần sát bên tòa nhà Viễn Đông có một tiệm bán nước mía nhỏ không tên, chỉ có tấm bạt che nằm sát vách của đền Ấn Giáo bên đường Pasteur.

Tiệm nước mía có mái hiên chìa ra, nằm sát bên tòa nhà Viễn Đông, và sát vách đền Ấn Giáo bên tay phải hình này

Tiệm nước mía này ép cùng với trái quýt nguyên vỏ nên rất thơm và làm nước mía thêm đậm đà, rất được người Sài Gòn ưa chuộng. Vì tiệm nước không có tên nên người ta lấy vị trí của nó để gọi đây là nước mía Viễn Đông.

Tòa nhà Viễn Đông nằm ở số 57-59 Lê Lợi, góc đường Pasteur:

Đại lộ Lê Lợi, hướng đi về phía Hạ Nghị Viện (Opera House). Ngay phía trước là ngã tư với đường Pasteur, chỗ hãng Viễn Đông
Bên trái hình là Hạ Nghị Viện (nay là Nhà hát)

Tòa nhà Viễn Đông này được xây dựng từ khoảng cuối thập niên 1940, lúc đó mang tên là “Grands Magasins Vien-Dong”, nằm gần chỗ Thương xá TAX, là trung tâm bách hóa cùng hệ thống với Grands Magasins Charner (GMC – sau là Thương xá TAX) và Grands Magasins Réunis (GMR, là tòa nhà Maison Godard ở vị trí Tràng Tiền Plaza ngày nay ở Hà Nội).

Advertisement
Tòa nhà này có 2 địa chỉ, số 57-79 Bonard (nay là Lê Lợi) và số 24 Pellerin (nay là Pasteur). Có thể thấy ngay từ ban đầu, nơi này chuyên bán hàng điện tử – điện khí nhập khẩu

Những trung tâm bách hóa này đều thuộc sở hữu của công ty Société Coloniale des Grands Magasins được thành lập với số vốn 12 triệu francs từ công ty mẹ là l’Union Commerciale Indochinoise et Africanine. Cả 3 tòa nhà Grands Magasins này đều nằm ở góc đường lớn, tuy nhiên Grands Magasins Vien-Dong có quy mô khiêm tốn hơn.

Sau đây là 1 số ảnh cực hiếm về quang cảnh bên trong của Grands Magasins Vien-Dong thời điểm mới khai trương năm 1950:

     

Sau năm 1954, Grands Magasins Vien-Dong được người Việt mua lại và vẫn giữ lại tên Viễn Đông.

Tòa nhà này tồn tại khoảng hơn 60 năm, trước khi bị đập bỏ để xây cao ốc. Dưới đây là hình ảnh tòa nhà này những năm 2010, so sánh cùng góc với ảnh xưa:

Theo Niên giám Đông Dương, trước khi tòa nhà Viễn Đông được xây dựng thì tại vị trí này vốn là trụ sở ngân hàng Nam Kỳ (Banque Cochinchine).

Advertisement

Đông Kha – chuyenxua.net

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *