Xua

Sài Gòn nửa thế kỷ – Bộ sưu tập ảnh màu năm 1972

Mời các bạn theo dõi phần tiếp theo của câu chuyện về những tấm ảnh chụp Sài Gòn năm 1972, thời gian cách đây tròn nửa thế kỳ.

Góc đường Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực – Công Lý (nay là NKKN), là khu vực tập trung nhiều sinh hoạt văn nghệ của Sài Gòn 50 năm trước. Bên trái là Nhà hàng Kim Sơn, nơi tụ tập của các văn nghệ sĩ. Tầng trên cùng là phòng trà Bồng Lai nổi tiếng, và nhiều nghệ sĩ cũng thuê phòng trọ tại tòa nhà này. Chính diện hình là Nhà hàng Quốc Tế và phòng trà Quốc Tế. Dưới trệt là nhà sách và các quầy bán băng dĩa nhạc. Đằng sau tòa nhà Quốc Tế này là Thương xá Tam Đa, cũng là nơi có nhiều cơ sở phát hành băng dĩa nhạc (Thúy Nga, Phạm Mạnh Cương…)

Hồ Cᴏn Rùa 50 năm trước. Đây là một trᴏng những địa điểm quеn thuộᴄ nhất ᴄủa trung tâm Sài Gòn, là nơi tiếp giáp ᴄủa những ᴄᴏn đường thẳng tắp ngày nay là đường Trần Caᴏ Vân, Võ Văn Tần (xưa là Trần Quý Cáp) νà đường Phạm Ngọᴄ Thạᴄh (xưa là đường Duy Tân).

Từ năm mà hình này được chụp (1972), νị trí ᴄủa Hồ Cᴏn Rùa ᴄó tên gọi ᴄhính thứᴄ là Công trường Quốᴄ Tế, tuy nhiên ᴄái tên đó ít đượᴄ dùng tới, mà người ta ᴄhỉ quеn gọi là Hồ Cᴏn Rùa, bởi νì từ khᴏảng năm 1967 đã một ᴄᴏn rùa lớn bằng đồng đượᴄ đặt giữa hồ nướᴄ.

Khu vực Thủ Thiêm năm 1972, đối diện bên kia bến Bạch Đằng. Nơi này từng thuộc quận Thủ Đức trước 1975, sau đó cùng với phường An Khánh tách ra thành Quận 9 thuộc đô thành Sài Gòn. Sau năm 1975 Thủ Thiêm nhập trở lại vô huyện Thủ Đức, sau đó lại tách ra thành Quận 2 từ năm 1997. Đến năm 2021. Thủ Thiêm lại nhập vô Thủ Đức để thành thành phố Thủ Đức.

Từ Thủ Thiêm nhìn về Bến Bạch Đằng, ở phía công trường Mê Linh, có tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo, phía bờ sông có thuyền bè tấp nập.

Tòa Hòa Giải (Justice de Paix) ở số 115 đại lộ Nguyễn Huệ,được xây dựng từ thế kỷ 19 và tồn tại cho đến tận năm 1995. Trước khi tòa này được xây dựng thì từ năm 1863, một nhà thờ gỗ được xây dựng ở vị trí này. Đến năm 1880, khi Nhà Đức Đức Bà được xây dựng xong bên đường Catinat thì Nhà thờ gỗ bị dỡ bỏ, nhường chỗ cho Tòa nhà hòa giải. Tòa nhà này tồn tại cho đến hơn 100 năm sau, trước khi bị đập bỏ để cao ốc Sunwah.

Advertisement

Hai bên Tòa Hòa Giải là 2 con đường ban đầu mang tên Ohier và Hamelin. Năm 1917 đường Hamelin tách thành 2, đoạn bên cạnh Tòa Hòa Giải mang tên 1 người Việt là Đỗ Hữu Vị (phi công đầu tiên của Việt Nam, con của Tổng Đốc Phương). Từ năm 1955 đến nay, đường Đỗ Hữu Vị đổi thành Huỳnh Thúc Kháng, đường Ohier đổi thành Tôn Thất Thiệp.

Đường Hồng Thập Tự (nay là NTMK) đoạn gần tới ngã tư với đường Công Lý (nay là NKKN). Phía trước xa xa bên phải là thấp thoáng trường Lê Quý Đôn, đối diện bên kia đường của trường là Dinh Độc Lập.

Nhà thờ Đức Bà năm 1972. Người chụp hình đang đứng ở lề đường Tự Do (nay là Đồng Khởi).

Quang cảnh tập nập ở khu vực bến Bạch Đằng, cảng Sài Gòn, và Bến Nhà Rồng, từng là trụ sở của hãng vận tải hàng hải Messageries maritimes tại Sài Gòn từ năm 1864 đến năm 1955. Sau năm 1955, chính quyền đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Năm 1965, tòa nhà được quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ.

Sau năm 1975, tòa nhà – biểu tượng của cảng Sài Gòn – thuộc quyền quản lý của Cục đường biển Việt Nam.

Hình ảnh khác của Bến Bạch Đằng năm 1972, nhìn vế hướng đi công trường Mê Linh, chụp từ trên tầng cao của Majestic Hotel (đầu đường Tự Do).

Viện bảo tàng nằm trong Thảo Cầm Viên, được khánh thành năm 1929, ban đầu mang tên là Bảo tàng Blanchard de la Brosse (đặt theo tên Thống đốc Nam kỳ – người cho khởi công xây bảo tàng), còn gọi là  bảo tàng Hội nghiên cứu Đông Dương. Từ năm 1956-1975, bảo tàng mang tên là Bảo tàng quốc Gia Việt Nam do Bộ quốc gia giáo dục quản lý. Năm 1970, bảo tàng được nới rộng, xây thêm một tòa nhà hình chữ U ở giữa là hồ nước. Sau năm 1975, nơi này mang tên Bảo tàng lịch sử.

Hình ảnh công viên Đống Đa đằng trước Tòa Đô Chánh. Bên trái hình là cinema REX nằm bên trong REX Hotel. Khách sạn này được vợ chồng ông bà Ưng Thi xây từ thập niên 1950, còn REX cinema là rạp chớp bóng hiện đại nhất Đông Nam Á thời đó, là rạp duy nhất của Sài Gòn có màn ảnh đại vĩ tuyến để chiếu những cuốn phim có kỹ thuật tân tiến nhất với dàn máy chiếu đặc biệt.

Advertisement

Đông Kha – chuyenxua.net
Hình ảnh: manhhai flickr

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *