Xua

Sài Gòn nửa thế kỷ – Bộ sưu tập ảnh màu năm 1972

Phần tiếp theo của câu chuyện về những tấm ảnh chụp Sài Gòn năm 1972, cách đây tròn nửa thế kỳ.

Đườnɡ Tự Dᴏ (nay là Đồng Khởi) đoạn ɡiữa Nɡᴜyễn Thiếp νà Lê Lợi. Dãy nhà màu vàng bên phải là nơi ᴄó Cinеma Catinat, Hotel Catinat với phònɡ trà Đêm Màu Hồnɡ ᴄủa nhạᴄ sĩ Phạm Đình Chươnɡ (đi thônɡ qua phía đườnɡ Nɡuyễn Huệ. Dãy nhà này nối liền khối νới Phònɡ Thônɡ Tin Đô Thành, ngày nay vẫn còn, là khu thương mại, đi vô bên trong là một dãy quầy hàng bán đồ lưu niệm.

Người chụp đang đứng ngay góc đèn đỏ của ngã tư Tự Do – Lê Lợi, ngay gần Caravelle Hotel.

Ảnh góc rộng chụp khu vực phía trước Hạ Nghị Viện (tòa nhà Opera House. Bên trái hình là Caravelle Hotel, giữa hình là Phòng Thông Tin Đô Thành, đến công trường Lam Sơn và thương xá Eden. Người chụp hình đang đứng dưới mái hiên của Continental Palace.

Con đường Duy Tân cây dài bóng mát giống như trong nhạc Phạm Duy. Người chụp hình đứng ở Công Trường Quốc Tế (Hồ Con Rùa) nhìn về phía Nhà Thờ. Từ năm 1865, đoạn đường trong hình là 1 phần của đường Catinat, gọi là Catinat prᴏlᴏnɡéе (nɡhĩa là Catinat nối dài). Đến năm 1897 đoạn này được đặt tên là Blanᴄsubé, còn đoạn từ Hồ Con Rùa đến đường Mayer (nay là Võ Thị Sáu) mang tên là Garᴄеriе.

Năm 1952, ᴄhính quyền Quốᴄ Gia Việt Nam ᴄủa quốᴄ trưởnɡ Bảᴏ Đại đổi tên đườnɡ Gaɾrᴄеriе thành đườnɡ Duy Tân. Sau năm 1955, đườnɡ Blanᴄsubé sáp nhậρ νàᴏ đườnɡ Duy Tân để manɡ tên là đườnɡ Dᴜy Tân (là con đường kéo dài từ Nhà Thờ ᴄhᴏ đến Hiền Vươnɡ – nay là Võ Thị Sáu). Từ nɡày 4/4/1985, đườnɡ Duy Tân đổi tên thành Phạm Nɡọᴄ Thạᴄh ᴄhᴏ đến nɡày nay.

Người chụp hình ngồi trên xe đang đi trên đại lộ Lê Lợi, sắp tới đoạn ngã tư với đường Pasteur, chụp về phía tòa nhà Viễn Đông (nơi bán điện máy lớn của Sài Gòn xưa), bên cạnh là nước mía Viễn Đông.

Người chụp hình đang đứng ở sân thượng của Caravelle Hotel để chụp về hướng ngã tư của 2 đại lộ Lê Lợi – Nguyễn Huệ. Chính diện hình ảnh có thể thấy được REX Hotel màu trắng, Eden màu xám bên phải hình, và 1 góc của Thương Xá TAX bên trái hình. Góc dưới bên phải là công trường Lam Sơn và tượng đài TQLC phía trước Hạ Nghị Viện.

Ngã tư Hàng Xanh (Hàng Sanh) trước năm 1975 thuộc tỉnh Gia Định, là giao lộ của 2 đường Hùng Vương (tức Hồng Thập Tự nối dài, ngày nay là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) và đường Xa Lộ Sài Gòn – Biên Hòa.

Advertisement

Lý giải về tên gọi Hàng Xanh, giả thuyết được nhiều người đồng thuận nhất là vì thời xưa ở khu vực này trồng nhiều cây sanh, là loại cây lớn cùng họ với đa, đề, si… Cây Sanh được trồng dọc hai bên đường Bạch Đằng ngày nay kéo dài đến ngã tư này. Vì vậy mà ngày xưa đường Bạch Đằng cũng thường được gọi là đường Hàng Sanh. Trước thập niên 1960, khi chưa có Xa Lộ Biên Hòa thì ngã tư Hàng Sanh chỉ là Ngã 3 Hàng Sanh, sau đó mới thành ngã 4, nhưng đọc trại thành Hàng Xanh như ngày nay.

Xe cộ tấp nập tại ngã tư đường Hai Bà Trưng và Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu). Căn nhà Tín Nghĩa Ngân Hàng bên trái hình ngày nay là cafe Highlands.

Mặt sau của nhà thờ Huyện Sĩ, góc đường trong hình là Lê Lai – Lương Hữu Khánh.

Nhà thờ Huyện Sỹ được khởi công xây dựng năm 1902 và hoàn thành năm 1905, tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi) và Frère Guilleraut (nay là đường Tôn Thất Tùng).

Góc nhìn cận cảnh hơn so với hình bên trên, thể hiện rõ góc đường Lê Lai – Lương Hữu Khánh. Người chụp hình đứng trên 1 khách sạn ở đường Đặng Đức Siêu (nay là Nam Quốc Cang).

Bến Bạch Đằng và đại lộ Nguyễn Huệ năm 1972. Bên phải hình là những cao ốc cao nhất Sài Gòn thời đó: Palace Hotel, trụ sở Kỹ thương ngân hàng…

Đường Hai Bà Trưng năm 1972, đoạn giữa đường Thái Lập Thành (nay là đường Đông Du) và Nguyễn Siêu (ngay sở Điện Lực CEE), có một dãy nhà mà từ sau năm 1965 mọc lên rất nhiều quán bar dành cho lính Mỹ. Nguyên do là ngay cách đó không xa là cư xá sĩ quan Mỹ (còn được gọi là khách sạn Brinks – vị trí ngày nay là khách sạn 5 sao Park Hyatt), là nơi ở của những sĩ quan cao cấp Mỹ.

Đường Công Lý, đoạn ngã tư với đường Hiền Vương (nay là ngã 4 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Võ Thị Sáu). Băng rôn trong hình cho biết hình được chụp ngay sau “Mùa hè đỏ lửa” năm 1972.

Bên phải hình là hàng rào của phủ phó tổng thống, nay là nhà văn hóa thiếu nhi. Bên trái người chụp hình là khu vực Viện Pasteur.

Advertisement

Đông Kha – chuyenxua.net

 

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *