Năm 1913, Sài Gòn đã được gọi là Hòn ngọc Viễn Đông, tên tiếng Anh là Pearl of the Far East; tên tiếng Pháp là La Perle de l’Extrême-Orient. Tuy nhiên điều khá bất ngờ, đây không chỉ là danh hiệu dành riêng cho Sài Gòn. Vì sao?
Ở kỳ trước, chúng tôi cũng đã nêu nhiều giả thuyết về địa danh Sài Gòn: Thứ nhất cho rằng địa danh Sài Gòn có nguồn gốc từ chữ 西貢 (Tây Cống); thứ hai là đọc trại từ chữ 堤岸 (Đề Ngạn) – tức “thầy ngòn”; thứ ba là phiên âm từ chữ Prei Nokor; thứ tư là do vùng Prei Nokor có nhiều cây gòn nên nảy sinh tên gọi Sài Gòn.
Sài gòn xưa với rợp biển quảng cáo |
T.L |
Trong quyển Histoire de la mission de Cochinchine 1658-1823 của Adrien Launay (Missions étrangères de Paris), từ Sài Gòn được viết là Rai-gon, qua chữ Rai-gon thong (Sài Gòn thượng) và Rai-gon-ha (Sài Gòn hạ) – tr.190. Rai-gon chính là cách phiên âm từ chữ Prey kor, rồi dần dần trở thành Sài Gòn như ngày nay.
Ngoài ra, trong Đại Nam quấc âm tự vị, Từ điển Taberd hay Giúp đọc Nôm và Hán Việt (Anthony Trần Văn Kiệm), chữ Sài Gòn đều được viết bằng chữ Nôm là 柴棍: sài (柴) có nghĩa là củi, gòn (棍) là cây gòn hay cây kapok. Như vậy đã rõ, có thể hiểu Sài Gòn nghĩa là củi gòn (theo chữ Nôm) hoặc rừng cây gòn (theo tiếng Khmer).
Về chữ viết, địa danh Sài Gòn có sự khác biệt theo thời gian. Thời Pháp thuộc, năm 1761, cách viết Saïgon (chữ i có 2 dấu chấm) xuất hiện nhiều lần trong quyển Vignaud Pamphlets. France (nguyên bản từ Đại học Michigan); còn cách viết Saigon thì ở mục Explanation of Foreign Words (tập 2) trong quyển The Revolutions of Persia (Jonas Hanway biên soạn, Osborne ấn hành năm 1762). Đến năm 1776, từ Sài Gòn xuất hiện lần đầu tiên trong quyển Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn với cách viết là Sài Côn (柴棍) – do trong Hán ngữ không có chữ gòn nên thay bằng chữ côn. Đến nửa đầu thế kỷ 19, chữ Sài Gòn được viết giống như ngày nay, chính thức xuất hiện ở trang ii trong quyển Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị (Dictionarium Anamitico-Latinum, 1838) của Jean-Louis Taberd.
Từ Sài Gòn hoa lệ khá phổ biến trong văn bản tiếng Việt, có lẽ đây là cách diễn đạt liên tưởng từ cụm từ Paris hoa lệ (Magnifique Paris) trong tiếng Pháp |
T.L |
Hòn ngọc Viễn Đông còn được phong tặng cho Thượng Hải, Sri Lanka, Phnom Penh, đảo Java…
Năm 1913, Sài Gòn đã được gọi là Hòn ngọc Viễn Đông, tên tiếng Anh là Pearl of the Far East; tiếng Pháp là La Perle de l’Extrême-Orient. Danh hiệu này xuất hiện trong Tạp chí Y học Trung Quốc (The China Medical Journal, The Association tập XXVIII, tr. 36). Tuy nhiên đây không phải là danh hiệu dành riêng cho Sài Gòn, mà là cách gọi chung của những nước phương Tây sử dụng cho bán đảo Đông Dương (Indochina) và một số khu vực khác ở châu Á.
Hong Kong cũng được ví von là Hòn ngọc Viễn Đông trong quyển Sketch: A Journal of Art and Actuality, Ingram Brothers (1897); Singapore cũng vậy, trong quyển Development & Socio-economic Progress (số 65-71) và Manila là Pearl of the Far East trong The American Review of Reviews (1920).
Khu vực cầu Ông Lãnh và con rạch nhỏ chảy ra rạch Bến Nghé thời kỳ đầu thế kỷ 20 (trên). Bến thuyền Chợ Lớn, Sài Gòn năm 1956 (trái). Quận 4 và Quận 7 (phía xa trong ảnh) và khu Thủ Thiêm đến năm 1954 vẫn còn là đầm lầy |
Danh hiệu Hòn ngọc Viễn Đông còn được phong tặng cho Thượng Hải, Sri Lanka, Phnom Penh, đảo Java, Birobijan (thị xã của người Do Thái) và Harbin (Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc) …
Riêng về cụm từ Sài Gòn hoa lệ thì khá phổ biến trong văn bản tiếng Việt, có lẽ đây là cách diễn đạt liên tưởng từ cụm từ Paris hoa lệ (Magnifique Paris) trong tiếng Pháp, bởi vì trước đây Sài Gòn từng được ví von là Tiểu Paris ở Viễn Đông (Le petit Paris de l’Extrême-Orient).
Trong tiếng Pháp, cụm từ Magnifique Paris (Paris hoa lệ) được tìm thấy năm 1838 qua câu “Paris, ce magnifique Paris” trong quyển Homeward Bound: Or, The Chase, a Tale of the Sea của James Fenimore Cooper (tr.116); còn Sài Gòn hoa lệ thì xuất hiện từ năm 1963 trong quyển Công cuộc tranh-đấu của Phật-giáo Việt-Nam: từ Phật-đản đến Cách-mạng 1963 của Quốc Tuệ (tr. 54).
Thế rồi cách viết Sài Gòn hoa lệ phổ biến dần, có lẽ từ giai đoạn tạp chí Bách khoa xuất bản ở miền Nam năm 1968 (số 264-276, tr. 67). Sau khi thống nhất đất nước, cụm từ Sài Gòn hoa lệ lần đầu được sử dụng là vào năm 1976, trong Nghiên cứu Nghệ thuật