Xua

Tuyển chọn hình ảnh và những sự kiện xảy ra ở Sài Gòn năm 1967 _s2

Mời các bạn xem lại những hình ảnh chụp đường phố Sài Gòn vào năm 1967.

Năm 1967 có ý nghĩa quan trọng đối với người dân miền Nam. Đó là năm đệ nhị Cộng Hòa được thành lập, Hiến pháp được ban hành chính thức ngày 1/4/1967.

Giá cả thực phẩm trong năm 1967 tại Sài Gòn là:

  • 100kg gạo Nàng Hương: 3.950 đồng;
  • 100kg gạo Sóc Nâu: 2.783 đồng;
  • 1kg thịt heo nạc: 288 đồng;
  • 1kg thịt bò bít tết: 233 đồng;
  • 1kg thịt bò phi lê: 320 đồng;
  • 1kg cá thu: 220 đồng;
  • 1kg cá chẻm: 257 đồng;
  • 1kg gà: 309 đồng;
  • 1kg vịt: 203 đồng
  • 1kg tôm tươi: 216 đồng;
  • 1 kg rau muống: 20 đồng;
  • 1kg xà lách Đà Lạt: 245 đồng
  • 1kg muối: 20 đồng
  • 1kg đường cát: 31 đồng;
  • Xà bông: 72 đồng
  • 1 hộp sữa con chim (Nestle): 37 đồng.
Bảng so giá thực phẩm trong 3 năm 1965-1966-1967

Ngày 10/4/1967, Quốc hội Lập hiến (được bầu ra vào tháng 9 năm 1966) ra Tuyên ngôn thừa nhận Hiến pháp VNCH có tính cách hữu thần, và tỏ lòng tin tưởng vào “Đấng Thiêng liêng” (thay vì Đấng Tối cao), có 51 Dân biểu bỏ phiếu thuận.

Đại lộ Lê Lợi dẫn về trụ sở Quốc Hội
Tòa Đô Chánh Sài Gòn

Sau đây là một số sự kiện tiêu biểu diễn ra ở Sài Gòn năm 1967:

Đây là năm khánh thành bến cảng thứ 2 bên cạnh Thương cảng Sài Gòn ở Khánh Hội. Cảng thứ 2 là Tân Cảng, nằm cạnh Xa Lộ Sài Gòn/Thủ Đức.

Tháng 6 năm 1967, ở Trung Đông xảy ra cuộc chiến 6 ngày giữa Israel và liên minh Ả Rập, tạo ra khủng hoảng về dầu lửa, người dân Sài Gòn đổ xô đi mua dầu lửa.

Ngày 30/6/1967, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ cùng chung liên danh ứng cử với Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu.

Cũng trong ngày 30/7, công ty Điện nước của Pháp là CEE (hoạt động từ thời Pháp thuộc) chính thức rời Việt Nam, bán lại các cơ sở điện lực cho công ty mới được chính phủ thiết lập là Sài Gòn Điện Lực Công ty. Cuối năm 1967, Sài Gòn Điện Lực Công ty ký văn kiện chấp thuận trả cho CEE gần 1 tỷ đồng cho quá trình chuyển giao này. 27 chuyên viên của CEE vẫn tiếp tục được lưu dụng.

Ngày 1/7/1967, phi trường Tân Sơn Nhứt khánh thành thêm một đường bay phản lực. Trong năm 1966, phi trường này có 567.737 chuyến phi cơ cất cánh và hạ cánh.

Ngày 3/9/1967, bầu cử Tổng thống và Thượng nghị sĩ.

Trụ sở Quốc Hội năm 1967

Ngày 5/9/1967, Quốc hội tuyên bố kết quả tạm thời của cuộc bầu cử Tổng thống: Liên danh Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ đắc cử với 1.649.561 phiếu. Liên danh Trương Đình Dzu – Trần Văn Chiêu đứng thứ 2 với 817.120 phiếu, liên danh Trần Văn Lý – Huỳnh Công Dương có 92.604 phiếu.

Niêm yết kết quả bầu cử Thổng thống giữa bùng binh Bồn Kèn

Trong tháng 9, có rất nhiều cuộc biểu tình (chủ yếu của sinh viên) diễn ra ở Đô thành Sài Gòn chống kết quả bầu cử này.

Ngày 29/9/1967, chính thức khánh thành Tòa đại sứ quán Hoa Kỳ trên đường Thống Nhứt. Trụ sở này do công ty RMK-BRJ xây trong gần 2 năm, chi phí 2.6 triệu đô la Mỹ, với 6 tầng, 240 phòng, kích thước 65x15m.

Đại sứ quán Mỹ đường Thống Nhứt
Từ trụ sở Quốc Hội nhìn ra công trường Lam Sơn năm 1967

Ngày 2/10/1967, Quốc hội nhóm họp và biểu quyết về vụ bầu cử Tổng thống, kết quả là thừa nhận kết quả tuyển cử ngày 3/9, với 58 phiếu thuận và 43 phiếu chống, 1 phiếu trắng, 4 phiếu không hợp lệ. Chủ tịch Quốc hội là Phan Khắc Sửu tuyên bố từ chức để phản đối sự hợp thức hóa kết quả bầu cử Tổng thống.

Đại lộ Lê Lợi – Trụ sở Quốc Hội năm 1967

Ngày 22/10/1967, bầu cử Hạ Nghị Viện.

Kết quà bầu cử Hạ Nghị Viện trước Tòa Đô Chánh

Ngày 31/10/1967, diễn ra lễ nhậm chức của Tân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ trước trụ sở Quốc Hội đường Tự Do, Luật sư Nguyễn Văn Lộc được cử làm Thủ tướng, Ủy ban Hành pháp Trung ương chính thức hết nhiệm vụ. Cũng trong ngày này, khai mạc Hạ nghị viện ở trụ sở Quốc hội.

Dinh Độc Lập năm 1967

Ngày 9/11/1967, lễ trình diện chính phủ Nguyễn Văn Lộc tại Dinh Độc Lập, với 17 tổng trưởng, 7 Thứ trưởng, 2 Bộ trưởng, danh sách như sau:

Advertisement
  • Bộ trưởng Phủ Thủ tướng: Đoàn Bá Cang
  • Bộ trưởng Phụ tá Thủ tướng đặc trách liên lạc với Quốc hội: Nguyễn Văn Tương
  • Tổng trưởng Ngoại giao: Trần Văn Đỗ
  • Thứ trưởng Ngoại giao: Phạm Đăng Lâm
  • Tổng trưởng Quốc phòng: Nguyễn Văn Vỹ
  • Tổng tưởng Nội vụ: Trung tướng Linh Quang Viên
  • Tổng trưởng Tư pháp: Huỳnh Đức Bửu
  • Tổng trưởng Kinh tế: Trương Thái Tôn
  • Thứ trưởng Thương mại: Nguyễn Chánh Lý
  • Thứ trưởng Công Kỹ nghệ: Võ Văn Nhung
  • Tổng trưởng Tài chánh: Lưu Văn Tính
  • Tổng trưởng Giáo dục: Tăng Kim Đông
  • Thứ trưởng Văn hóa: Bùi Kim Bào
  • Thứ trưởng Đại học và Kỹ thuật: Trần Lưu Cung
  • Thứ trưởng Thanh niên Học đường: Hồ Thời Sang
  • Tổng trưởng Xây dựng Nông thôn: Trung tướng Nguyễn Bảo Trị
  • Tổng trưởng Chiêu hồi: Nguyễn Xuân Phong
  • Tổng trưởng Công chánh: Bửu Đôn
  • Tổng trưởng Giao thônhg Vận tải: Lương Thế Siêu
  • Tổng trưởng Cựu chiến binh: Nguyễn Tấn Hồng
  • Tổng trưởng Cải cách Điền địa và Canh nông: Tôn Thất Trình
  • Tổng trưởng Y tế: Trần Lữ Y
  • Tổng trưởng Xã hội và Tị nạn: Nguyễn Phúc Quế
  • Tổng trưởng phát triển Sắc tộc: Paul Nur
  • Tổng trưởng Lao động: Phó Bá Long

Năm 1967 cũng là năm tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo được xây dựng ở Công trường Mê Linh:

Công trường Mê Linh năm 1967 khi chưa có tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo
Đường Hai Bà Trưng năm 1967 hướng về công trường Mê Linh, lúc đã có tượng đài Trần Hưng Đạo

Trước khi tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo được xây dựng ở giữa công trường Mê Linh, đã có sẵn phần đế cũ của tượng đài Nhị Trưng đã bị phá bỏ năm 1963.

Những hình ảnh khác của Sài Gòn được chụp năm 1967:

Rạp Hưng Đạo trên đường Trần Hưng Đạo
Kiosk trên đại lộ Nguyễn Huệ
Đại lộ Nguyễn Huệ
Đại lộ Nguyễn Huệ và Tòa Đô Chánh

Đại lộ Nguyễn Huệ, bên trái là Thương xá TAX và REX Hotel năm 1967
Nhà thuốc Diệu Tâm ở góc Lê Lợi – Công Lý (nay là đường NKKN)
Nhà thuốc Diệu Tâm
Café Thanh Bạch, Rạp Vĩnh Lợi trên đại lộ Lê Lợi
Ngã tư Lê Thánh Tôn – Công Lý
Đại lộ Lê Lợi
Công trường Lam Sơn đầu đường Lê Lợi
Công trường Lam Sơn, bìa phải là EDEN
Tru sở Quốc Hội

Chợ Sài Gòn (nay là chợ Bến Thành)
Tượng đài Trần Nguyên Hãn giữa công trường Quách Thị Trang

Trong hình là REX Hotel và Thương xá EDEN
Đại lộ Nguyễn Huệ, bên trái là Thương xá TAX và REX Hotel, bên phải là Eden
Đường Hồng Thập Tự, nay là NTMK. Bên phải là Cercle Sportif Saigonnais (nay là Cung văn hóa Lao Động)
Dinh Độc Lập và đại lộ Thống Nhứt
Đại lộ Thống Nhứt hướng về Dinh Độc Lập

Đường Hai Bà Trưng hướng về Nhà thờ Tân Định
Công viên Chi Lăng trên đường Tự Do

Một số hình ảnh khác của đường Tự Do:

Nhà hàng – vũ trường Maxim’s ở đầu đường Tự Do
Continental Palace trên đường Tự Do

Hàng rong trên đường Tự Do

Ngã tư Hai Bà Trưng – Phan Thanh Giản
Rạp Casino ở Dakao
Hội trường Diên Hồng, trụ sở của Thượng Nghị Viện từ năm 1967
Tượng đài An Dương Vương ở Công trường Hồng Bàng trước Hội trường Diên Hồng
Rạp chớp bóng REX ở REX Hotel
Công viên Đống Đa phía trước rạp REX
Thương xá TAX trong buổi chập choạng tối

Đại lộ Lê Lợi, bên phải là Nhà hàng Kim Sơn
Điện máy Viễn Đông ở góc Lê Lợi – Pasteur
Nhà thờ Đức Bà

Từ Nhà Thờ Đức Bà nhìn về đầu đường Tự Do, góc đường Nguyễn Du
Bảo tàng ở Thảo Cầm Viên
Đường Công Lý trước Dinh Độc Lập
Đường Tự Do xưa
Chợ Cũ ở góc đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy (nay là Hồ Tùng Mậu)
Đường Duy Tân hướng về phía Nhà thờ
Đường Nguyễn Thiếp nối Nguyễn Huệ và Tự Do
Từ bùng binh trước chợ Bến Thành nhìn về đại lộ Hàm Nghi
Bùng binh Bồn Kèn và đại lộ Nguyễn Huệ
Khu vực trước chợ Sài Gòn
Góc đường Trần Hưng Đạo – Phát Diệm
Đường Minh Mạng, nay là Ngô Gia Tự
Nhà thờ Thánh nữ Jeanne d’Arc ngã sáu Chợ Lớn
Cầu Khánh Hội cũ, nối Quận Nhứt và Quận Tư
Trường Đại học Y Khoa trên đường Hồng Bàng với thiết kế của Ngô Viết Thụ
Chợ sách cũ đại lộ Lê Lợi
Advertisement


LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *