Múa lân nghệ thuật không còn quá xa lạ gì với chúng ta nữa – những người đang sống và yêu Sài Gòn. Về gần những ngày giáp Tết, những ngày Tết, hình ảnh các đoàn Lân Sư Rồng thi thố nhau trên phố mang lại cho Sài Gòn một sức sống mới cực kì tuyệt vời. Hãy ngồi trên chuyến tàu thời gian, quay ngược về lịch sử với Đỡ Buồn để cùng tìm hiểu xem Múa Lân trải qua các giai đoạn thăng trầm cùng Sài Gòn ra sao nhé!
VĂN HÓA MÚA LÂN MANG LẠI NÉT ĐỘC ĐÁO CHO SÀI GÒN XƯA
Trong những tiếng hò reo pháo nổ của ngày Tết, chắc chắn rằng tuổi thơ của chúng ta cũng sẽ gắn liền với những âm thanh kèn trống đi cùng với hình ảnh chú lân và ông địa cùng nhau nhảy. Đó chắc hẳn là một đoạn ký ức tuổi thơ vui vẻ, êm ấm với biết bao thế hệ người dân ở Sài Gòn – Múa Lân Dân Gian.
Một đoàn lân sư rồng đi giữa thành phố, tiếng trống, tiếng chiêng cất lên rầm rộ, những màn biểu diễn được trau chuốt cẩn thận với kỹ thuật vô cùng khéo léo. Những đoàn lân sư rồng này bao đời luôn gắn liền với người dân Sài Gòn, đã trở thành một phần không thể thiếu trong các dịp lễ lớn, quan trọng. Đặc biệt, vào những ngày Tết, đường phố nhộn nhịp bởi phần trình diễn của các đoàn Lân Sư Rồng mang lại không khí nhộn nhịp tươi vui, một cái gì đó rất là “Tết”.
Múa lân từ lâu đã trở thành một hình thức giải trí mang ý nghĩa sâu sắc về tài lộc và may mắn, tâm linh đối với người dân Sài Gòn. Do gắn bó với người dân Sài Gòn từ rất lâu nên là múa lân đã trở thành những tiết mục “không thể nào”, là món ăn tinh thần có tính đặc sản của Sài Gòn.
NGUỒN GỐC VỀ VĂN HÓA MÚA LÂN Ở DÂN GIAN
Ngược dòng thời gian xuôi về quá khứ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem làm cách nào để một bộ môn trình diễn nghệ như thế này đi vào nước ta rồi trở thành một nét văn hóa độc đáo không thể nào thiếu cho đến hiện nay.
Nguồn gốc sâu xa của những tiết mục múa Lân Sư Rồng rộn ràng đất Sài Gòn
Ngược dòng thời gian, quay về những thước phim xưa cũ đầu tiên của Sài Gòn. Thời đại khi thuở Sài Gòn dần trở nên thịnh vượng nói riêng và nước Việt đang có những bước chuyển mình từ xã hội phong kiến sang thời cận đại nói riêng. Lúc này Sài Gòn là một vùng đất kinh doanh màu mỡ thuộc xứ sở Đông Dương – thuộc địa của thực dân Pháp.
Vào thời điểm đó mọi thú vui, giải trí xa hoa, vui nhộn bậc nhất đều tập trung tại thành phố xa hoa này. Lúc này, múa lân nổi lên như một hiện tượng đặc biệt được cho là có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Nếu vậy có thể thấy, nguồn gốc của Múa Lân Dân Gian đã có từ rất lâu rồi. Ngày trước khi nước ta còn trong thời đại 1000 năm đô hộ của phương Bắc, từ đó những tập tục của người Trung cũng dần đi vào nước ta theo con đường đồng hóa mà Trung Quốc muốn áp đặt cho dân ta.
Một trong số những bộ môn nghệ thuật có ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần nhân dân còn được lưu truyền đến ngày nay chính là Múa Lân. Múa Lân dần trở thành một bộ môn nghệ thuật phổ biến cực rộng rãi ở nước ta cũng như các nước phương Đông khác. Khi Múa Lân du nhập vào Việt Nam, đi theo bề dày lịch sử, Múa Lân dần được cải biên rất nhiều để hợp với văn hóa, tập tục của mỗi vùng miền trên khắp đất nước hình chữ S.
Ý nghĩa thực sự của bộ môn nghệ thuật Múa Lân
Trong văn hóa phương Đông, Lân chính là một trong 4 tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng. Trong tứ linh, Lân đại diện cho sức mạnh siêu nhiên áp đảo, xua đuổi mọi tà ma quỷ quái mang sự an khang, thịnh vượng và may mắn.
Chính vì thế người ta quan niệm rằng, khi Lân bước vào nhà có thể xua đuổi mọi điều xui xẻo, tà ma mang lại sự may mắn, an yên cho gia chủ. Dẫn đến kết quả vào những dịp khai trương, dịp quan trọng hay lễ Tết, người ta thường tổ chức múa lân nhằm mục đích hi vọng mọi tài lộc, sức khỏe và bình an sẽ đến với mình và gia đình. Dần dần, Múa Lân đã trở thành một bộ môn nghệ thuật có sức ảnh hưởng đến mọi người dân.
Đội hình múa lân cơ bản sẽ có một chú lân được múa bởi 2 người. Hai người là những người có kỹ thuật múa lân cực kỳ điêu luyện và dẻo dai để có thể làm sao cho chú lân di chuyển thật mượt mà và trình diễn những tiết mục khó. Có thể nói rằng mức độ nghệ thuật của một màn trình múa lân phụ thuộc cực kỳ tuyệt đối vào hai người trình diễn chú lân.
Trong một màn trình diễn Múa Lân nghệ thuật còn có sự xuất hiện quan trọng của một nhân vật nữa chính là ông Địa. Theo quan niệm người xưa, ông Địa chính là người dẫn đường và kêu gọi Lân khiến cho Lân mang tài lộc, may mắn, bình an vào nhà.
Vậy nên trong các tiết mục múa lân, chúng ta luôn thấy có một người đóng vai ông Địa với chiếc bụng to cầm theo cây quạt diễn những hành động hài hước đi trước chú Lân diễn tả lại cảnh ông Địa dắt Lân vào nhà gia chủ. Người đóng vai ông Địa không cần những kỹ thuật phức tạp nhưng phải có khả năng diễn xuất, pha trò tạo nên bầu không khí vui vẻ cho người xem.
VĂN HÓA MÚA LÂN – NÉT ĐẶC TRƯNG KHÔNG THỂ THIẾU VÀO DỊP LỄ TẾT
Bên cạnh các tiết mục múa lân, xen kẽ đâu đó là những tiết mục múa rồng nữa, múa sư cũng là một nét đặc trưng riêng nhưng thường phổ biến ở bên Trung nhiều hơn.
Ngoài việc múa lân ra thì các tiểu thương thời xưa cũng đã tranh thủ kinh doanh ăn theo tư tưởng văn hóa này bằng cách bán những chiếc đầu lân nhỏ ở mỗi dịp cho các bé thiếu nhi có thể hóa thân thành những chú lân nhỏ.
Ở Sài Gòn, Múa Lân đã trở thành một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu trong những dịp lễ Tết. Múa Lân xuất hiện trong những dịp lễ Tết. Một năm mới bình an với tiếng trống, chiêng và những chú Lân từ lâu đã trở nên rất quen thuộc đối với người dân Sài Gòn.
Vào các ngày giáp Tết sẽ không bất ngờ nếu bạn ra đường thấy các đoàn Múa Lân trên những chiếc xe lớn màu sắc rực rỡ. Tất cả tạo nên một sắc màu văn hóa rực rỡ phố phường Sài Gòn, một bức tranh ngày Tết trọn vẹn in hằn lên tâm trí của người dân thành phố xinh đẹp này.